Hệ thống quyền thuật Vĩnh_Xuân_quyền_tại_Việt_Nam

Khái quát

Hệ thống quyền thuật của Vịnh Xuân tại các võ đường Việt Nam khác nhau cũng có những sự khác nhau, đôi khi khá lớn.

Ở ngoài Bắc, 8 bài quyền thường được nhắc tới lần lượt gồm Thủ đầu quyền, Khí công quyền, Ngũ hình quyền tổng hợp, Hổ quyền, Báo quyền, Long quyền, Xà quyền, Hạc quyền. Ngoài ra là bài 108 (còn gọi là "Nhất linh bát thức", "Thung quyền") đánh đơn, niêm, ly và đánh trên mộc nhân thung. Các bài binh khí như song đao (còn được gọi là dao quai), tề mi côn, liễu diệp kiếm.

Ở trong Nam còn có các bài như Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa, Bát thủ pháp, Bát cước pháp, v.v. Các tên gọi cũng có đôi chút khác biệt như: Tiểu luyện đầu, Tiểu niệm đầu, Thái âm khí công, Mộc nhân thủ đối luyện, v.v.

Hiện tại, các võ sư Vịnh Xuân chưa thống nhất về hệ thống quyền thuật đặc trưng. Tuy nhiên có thể khái quát về một số kỹ thuật tập luyện khá đặc sắc của Vịnh Xuân Quyền là niêm thủ, đoản kiều phát lực, mộc nhân pháp, xước mã (đạp bộ), tấn... Các yếu quyết luyện tập thường được nhắc tới là Tam tinh, Thất đáo, Lục hợp, Bát môn v.v. Ngoài ra, có thể thấy những sự khác biệt này còn do các võ sư tự nghiên cứu, phát triển và bổ sung.

Có thể khái quát hệ thống quyền thuật theo nhiều cách, đối với người học, có thể thấy có 5 phần như sau:

Các bài luyện thân pháp, thủ pháp, cước pháp, bộ pháp

Đây là phần cơ bản về quyền thuật. Các bài thường được nhắc nhiều nhất là Thủ Đầu Quyền (còn có tên là Tiểu Niệm Đầu, Tiểu Luyện Đầu, Tam Bái Phật, Tiểu Hình Ý); Ngũ Hình Quyền (Xà, Long, Hổ, Báo, Hạc Quyền); Bài 108 (Còn gọi là Nhất Linh Bát, Mộc Nhân Đối Luyện hay Mộc Nhân Thủ Luyện). Các bài Tầm Kiều, Tiêu Chỉ hiện nay cũng được truyền dạy đáp ứng nhu cầu về thực chiến của võ thuật hiện đại.

Về căn bản, các biến thể của một bài có thể coi là không khác nhau nhiều, và cũng không khác nhiều với các bài tương tự của các chi nhánh Vịnh Xuân trên thế giới khác, nên có thể coi là "đại đồng tiểu dị" vì cùng tuân thủ các nguyên tắc chung của môn phái Vịnh Xuân.

Một điều khá nổi bật là Vịnh Xuân không chú trọng luyện riêng từng yếu tố mà cố gắng kết hợp luyện cùng lúc một số yếu tố trong cùng một bài, do vậy số lượng các bài quyền không nhiều, nhưng thời gian tập từng bài quyền rất dài.

Tuy nhiên, các nhánh sau này đều có thêm các bài bổ trợ riêng để luyện các yếu tố tách biệt như di chuyển, thả lỏng các khớp, luyện gân cơ, luyện khuôn tay, khuôn chân như Bát Thủ Pháp, Bát Cước Pháp, Lôi Oanh Chưởng, Thập Tam Điểm, Xước Mã v.v.

Các bài binh khí

Các bài binh khí không còn quan trọng như thời xưa, tuy vậy vẫn được lưu giữ và truyền dạy. Các bài được nhắc nhiều là Lục Điểm Bán Côn, Song Đao (còn được gọi là Ngân Loan Đao, Bát Trảm Đao, Hồ Điệp Đao), Liễu Diệp Kiếm. Ngoài ra còn một số bài binh khí khác cũng được coi là các bài của Vịnh Xuân như Đại đao, Trường Côn, Đoản Côn,Tề Mi Côn, Phi Tiêu v.v. Binh khí song đao được coi là tay nối dài cho quyền (nên sử dụng tấn và bộ chung); đại đao, côn, kiếm của Vịnh Xuân (sử dụng mã bộ hơi khác một chút để phù hợp với từng loại binh khí) cũng có những điểm đặc biệt phù hợp với hệ thống quyền thuật của Vịnh Xuân, đặc biệt trong việc tận dụng sự linh hoạt của cổ tay và cách phát lực trong khoảng cách ngắn(Đoản Kình).

Các bài luyện khí, phát kình

Các bài khí công: Nói chung được gọi là các bài luyện thở. Ngũ Hình Khí Công và Thái Âm Khí Công là hai bài được nhắc đến ở nhiều nhánh. Các bài này đều giúp luyện khí lực và không khác nhau nhiều ở các nhánh. Các nhánh còn nhắc đến Khí Công, Nội Công, hay Dịch Cân Kinh... Công phu điểm huyệt cũng được truyền dạy ở một số nhánh. Nhánh của ông Lục Viễn Khai áp dụng "Kiềm dương Mai hoa bộ" để ra đòn tấn công khu trung tuyến đối thủ (từ giữa trán xuống đến hạ bộ vòng ra sau lưng chạy dọc theo xương sống đều có rất nhiều huyệt đạo) cộng với sử dụng luôn "đoản kình" nên khi đối thủ trúng đòn sẽ bị chấn thương rất nặng (huyệt đạo bị lực va chạm mạnh do Quyền và Chỉ gây ra nên bị chấn thương nặng mà thôi chứ không phải là điểm huyệt như chúng ta thấy trên phim ảnh),chỉ một số rất ít cao đồ không hám danh háo thắng mới được ông truyền dạy mà thôi; vì nó rất bá đạo,tàn độc dể dàng làm đối thủ bị thương tật nặng suốt đời.Không biết có phải vì vậy mà nhiều chi phái Vịnh Xuân do không được truyền hay sao mà không thấy tài liệu nhắc đến phương pháp trên; vì trong quyển Quyền phổ Vịnh Xuân của ông Lục Viễn Khai có hướng dẫn cách tập luyện kể trên.Học Vịnh Xuân quyền là phải học đến nơi đến chốn nếu không sẽ bị đối phương học các môn võ thuật khác đánh bại như chơi. Riêng cũng bổ sung thêm về vấn đề quan sát một cao thủ thực thụ của Vịnh Xuân quyền, tay cùng nắm đấm không bao giờ thấy có nổi những cục chai như các môn võ khác (nhìn bàn tay không biết là người có luyện tập võ thuật).

Các bài luyện phát lực: Vịnh Xuân thuộc nhu quyền, đặc trưng bởi nguyên tắc phát lực lỏng, ngay trong khoảng cách ngắn (gọi là đoản kình). Với người chưa tập đây là điều không thể làm được vì khi thả lỏng lại không có lực đáng kể. Mỗi nhánh đều có cách thức riêng trong việc kết hợp với thả lỏng, luyện khí, phát kình... để đạt được cả tốc độ, sự chính xác và sức thấu của đòn đánh.Song luyện giữa hai môn sinh là phương pháp tập hiệu quả nhất ở hầu hết các nhánh.Hai người sử dụng kình pháp đối nhau sẽ đem lại hiệu quả cho cả hai và đem lại cảm giác như đang thực chiến. Tập với thầy, với mộc nhân trang, bao cát v.v. là một số các phương pháp khác

Các bài luyện phản xạ thực chiến

Niêm thủ, tay dính, linh giác, tri giác v.v. là các tên gọi khác nhau của phương pháp tập luyện này. Mục đích chủ yếu là luyện tập cho các môn sinh khả năng cảm nhận được ý đồ tấn công của đối phương và có các phản xạ hợp lý, kịp thời trong giao đấu, đạt được mục đích tối hậu là "tâm ứng thủ" - tức phản xạ tức thời trong thực chiến.

Một số các nguyên tắc quyền thuật

Các nguyên tắc được các nhánh nhắc đến phổ biến là: lỏng mềm, giữ trung lộ, công thủ đồng thời, đơn giản, kết hợp được sức từ toàn bộ cơ thể.Điều quan trọng nhất của Vịnh Xuân hiện đại là lấy tốc độ đánh lại sức mạnh,lấy linh hoạt làm trọng.Các đòn gân cứng và các đòn mềm phải kết hợp với nhau luân phiên.Các nhánh khác nhau đúc kết các nguyên tắc này dưới các từ ngữ như: Tam Tinh, Tam Tĩnh, Nội ngoại Tam Hợp, Lục Hợp, Bát Môn, Lai Lưu Khứ Tống, Liên Tiêu Đai Đả, v.v. Tuy nhiên, một số yếu quyết này đôi khi cũng được hiểu khác nhau và áp dụng khác nhau ở các nhánh.

Liên quan